Ông lang Út đang hái thuốc |
Số 12 ngõ 8, Phố Bùi Ngọc Dương (phường Bạch Mai, Q. Hai Bà Trưng), số ĐT: 0915.330535 - 0979.184263
(địa chỉ do vtc cung cấp nên hoàn toàn chính xác bạn nhé. Chúc bạn sớm vượt qua bệnh tật và tìm lại niềm vui cũng như hạnh phúc trong cuộc sống và trong công việc!)
Nhà ông lang Lục Xuân Út ở trên ngọn đồi thuộc xã Thái Bình (huyện Yên Sơn, Tuyên Quang). Ngọn đồi khuất nẻo, nhưng sáng sớm đã thấy xe cộ xếp hàng dài từ chân đồi, lên tận ngôi nhà sàn giữa mỏm đồi.
Ô tô đủ các loại biển xanh, đỏ, trắng, mãi Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình… Bệnh nhân toàn là cán bộ. Bệnh guot là bệnh nhà giàu mà lại. Cũng có khi chỉ có lái xe chất đầy thuốc trong xe rồi rời nhà ông lang này. Chỉ cần một người lên Tuyên Quang lấy thuốc cho cả chục người dùng.
(VTC News) - Ông Nguyễn Quang Lượng (Phó Chủ tịch huyện Tân Yên, Bắc Giang) đã khỏi bệnh gout nhờ bài thuốc Nam của ông lang Út.
Ông lang Lục Xuân Út dáng người thấp đậm, xởi lởi, dễ gần, đúng bản chất người vùng cao hiếu khách.
Ông lang Út sinh năm 1964, là người Giáy, quê gốc ở huyện Đồng Văn (Hà Giang).
Dòng họ Lục của ông lang Út có nghề thuốc gia truyền từ xa xưa. Họ Lục có nhiều bài thuốc quý, nhưng nổi tiếng nhất là bài thuốc trị gout.
Dây chữa đau nhức xương |
Đời bố ông Út, là ông Lục A Hủi thì định cư ở thị trấn Đồng Văn, là thầy thuốc riêng của vua Mèo Vương Chí Sình. Ông lang Lục Xuân Út là con út của ông Lục A Hủi.
Từ bé, Lục Xuân Út đã theo cha vào rừng hái thuốc. Những cây thuốc ông Hủi thu hái toàn mọc trên các vách đá dựng đứng, cao chất ngất, toàn là kỳ hoa dị thảo.
Hồi lên 10 tuổi, Lục Xuân Út đã biết cả trăm cây thuốc quý. Những cây thuốc ấy đều được gọi theo tiếng Giáy, nên dù sau này nghiên cứu sách vở, anh cũng không biết tên khoa học nó là gì, đã từng được nghiên cứu hay chưa. Hầu hết các cây thuốc, khi anh mang cho các thầy thuốc Việt Nam, các nhà khoa học, nhà dược học, đều không biết chúng là cây gì.
Năm 20 tuổi, Lục Xuân Út được bố truyền cho tất cả các bài thuốc quý, đặc biệt là bài thuốc trị gout. Ông Hủi thắp hương trước bàn thờ tổ, xin với tổ tiên cho Lục Xuân Út là truyền nhân.
Là truyền nhân duy nhất bài thuốc trị gout của dòng họ, Lục Xuân Út dồn hết tâm sức cho nghề thuốc. Anh lang thang trong rừng suốt ngày. Anh chàng Út nhỏ thó, lùn tẹt, nhưng trèo đèo lội suối suốt ngày không mệt. Chỉ cần con dao quắm, Lục Xuân Út có thể đi liên miên cả năm trong rừng.
20 năm trước, Lục Xuân Út đi xuyên rừng từ Đồng Văn sang Mèo Vạc, vòng xuống Bắc Mê, sang Na Hang của Tuyên Quang để tìm thuốc. Lục Xuân Út phát hiện ở Na Hang và những khu rừng lân cận của Tuyên Quang có vô số cây thuốc quý chữa guot.
Hầu hết những cây thuốc này đều là cây cỏ hoang dã, không được biết đến, nên chúng không bị thu hái. Có nguồn thuốc lớn, Lục Xuân Út đã có điều kiện để giúp đỡ nhiều người bệnh hơn. Tại đây, anh gặp thiếu nữ người Kinh, là Phan Thị Thu Hiền (sinh năm 1973), nên lấy làm vợ. Chàng trai người Giáy theo vợ về làng Vinh Quang (xã Thái Bình, huyện Yên Sơn) để sinh cư.
Được bố mẹ vợ chia cho một quả đồi cao nhất làng, Lục Xuân Út bắt đầu âm thầm hành nghề. Anh bốc thuốc miễn phí cho người bệnh quanh vùng. Tiếng lành đồn xa, những bài thuốc của anh, đặc biệt là thuốc chữa gout, đã lan rộng khắp cả nước. Anh trở thành ông lang dân dã, nhưng trị bệnh cực kỳ hiệu nghiệm.
Ông lang Lục Xuân Út mở kho thuốc cho tôi xem. Hai căn phòng lớn, rộng đến mấy chục mét vuông chất ngất các bao tải thuốc, đủ cho cả vạn người dùng.
Tôi nói đùa: “Anh tha hết củi ở rừng về thế này bốc đến bao giờ mới hết?”. Ông lang Út bảo: “Đấy, cậu xem, cứ xe lớn, xe bé đánh lên chở thuốc đi, thì mấy hôm mà hết cả kho này. Cứ người nọ bảo người kia, rồi ùn ùn kéo lên, làm mình mệt quá, không còn thời gian mà đi chơi nữa”.
Quả thực, nhìn lượng người kéo lên bốc thuốc, cũng thấy rằng, bài thuốc trị gout của ông lang Út có hiệu nghiệm. Những người bị guot phần lớn là cán bộ, có hiểu biết, đâu có thể bị lừa bịp bởi lang vườn.
Ông lang Út và thang thuốc chữa gout |
Theo ông lang Út, vị thuốc quý nhất, chủ đạo trong bài thuốc trị guot gia truyền của dòng họ, là cây cơm lênh. Đây loài lan, mọc trên vách đá, chỉ có ở rừng già, tối và ẩm.
Thầy lang người Giáy Lục Xuân Út bảo: “Mình không được học hành đầy đủ, nên không phân tích được hoạt chất từ các cây thuốc các cụ truyền cho. Mình cũng không hiểu rõ lắm cơ chế tác động trị bệnh của nó. Các cụ chỉ cho mình thế nào, thì mình cứ bốc thuốc như thế thôi. Bài thuốc có hiệu quả thì họ mới tìm đến đông thế này chứ.
Mình cũng muốn tiết lộ những cây thuốc này cho một nhà nghiên cứu nào đó để phân tích, rồi nghĩ cách cứu nhiều người, nhưng lại sợ lộ bài thuốc, làm mất nghề gia truyền, rồi người ta vào rừng nhổ hết cây thuốc quý thì gay lắm”.
Ông Nguyễn Quang Lượng Phó Chủ tịch huyện Tân Yên |
theo: Diễm Nguyệt - vtc.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét